Sodium hydroxide trong mỹ phẩm là chất gì? Sodium hydroxide có công dụng và ứng dụng gì trong mỹ phẩm? Xem ngay bài viết này nhé!

Sodium hydroxide là gì?

Sodium hydroxide trong mỹ phẩm là chất gì? 4
Sodium hydroxide trong mỹ phẩm là chất gì?

Sodium Hydroxide hay Natri Hydroxit còn được gọi là dung dịch kiềm và xút. Đây là một hợp chất vô cơ có công thức là NaOH.

Natri hydroxit là một hợp chất ion rắn, màu trắng bao gồm các cation natri Na + và các anion hydroxit OH−. Thành phần này có giá trị pH là 13, có nghĩa là thành phần này có tính kiềm. Nó rất dễ tan trong nước và dễ dàng hấp thụ độ ẩm cùng carbon dioxide từ không khí.

Ngoài công dụng được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân thì natri hydroxit được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Cụ thể như trong sản xuất bột giấy và giấy, dệt may, nước uống, xà phòng và chất tẩy rửa. Sản lượng toàn cầu năm 2004 của Sodium Hydroxide đạt xấp xỉ 60 triệu tấn, trong khi nhu cầu là 51 triệu tấn.

Mô tả ngắn: Sodium hydroxide là tinh thể màu trắng, có tính ăn mòn rất cao, thường được sử dụng dưới dạng chất rắn hoặc dung dịch 50% trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, trong lĩnh vực làm đẹp, chất này điều chỉnh độ pH và được dùng như chất độn trong các sản phẩm mỹ phẩm.

Tên thường gọi: Sodium hydroxide

Tên gọi khác: caustic soda, lye, soda lye, sodio hidróxido, sodium hydrate, white caustic,

Sodium hydroxide – natri hydroxit (NaOH) tồn tại trong hàng tấn các sản phẩm làm đẹp. Tuy nhiên, nhiều nguồn thông tin không đáng tin cậy mấy thường hay mô tả sodium hydroxide như một chất gây kích ứng.

Viện Sức khỏe và An toàn Lao động Quốc gia ở Mỹ khuyến cáo người tiêu dùng nên tránh để tiếp xúc trực tiếp Sodium Hydroxide với da và mắt. CDC báo cáo rằng sự tiếp xúc của da với natri hydroxit ở nồng độ nhất định có thể gây bỏng nặng với vết loét sâu.

Đau và kích ứng có thể thấy rõ trong vòng 3 phút, nhưng tiếp xúc với dung dịch loãng có thể không gây ra triệu chứng trong vài giờ. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở nồng độ yếu như 0,12%, natri hydroxit vẫn phá hủy các tế bào da khỏe mạnh trong vòng một giờ.

Những tuyên bố này nghe có vẻ thực sự đáng sợ về natri hydroxit. Nhưng nếu chúng nguy hiểm như vậy cho làn da chúng ta, thì tại sao người ta lại sử dụng natri hydroxit cho tất cả các sản phẩm làm đẹp khác nhau?

Hôm nay, chúng ta hãy cùng Quang Minh Cosmetic dành một chút thời gian để trò chuyện cơ bản về hóa học bạn nhé.

Tính chất của Sodium hydroxide

Sodium hydroxide trong mỹ phẩm là chất gì? 5
Tính chất của Sodium hydroxide

Tính chất vật lý

Khối lượng phân tử:30,9971 g.mol-1

Hình dạng:Tinh thể màu trắng, đục, không mùi

Mùi:Không mùi

Tỷ trọng:2,13g/cm3

Độ hòa tan:

Tan trong Glycerol

Tan ít trong Amoniac

Không tan trong Ete

Tan chậm trong Propylen Glycol

Độ hòa tan trong Methanol:238g/L

Độ hòa tan trong Ethanol:<< 139g/L

Áp suất hơi:<2,4kPa (ở 20oC)

Là chát màu trắng, dạng vảy, không mùi.

Hút ẩm mạnh, chảy nước, tan tốt trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt.

Khối lượng riêng: 2.1 g/cm3.

Khối lượng mol: 39.997 g/mol.

Nhiệt độ nóng chảy: 318 °C.

Nhiệt độ sôi: 1.388 °C.

Độ hòa tan: 111 g/100 ml (20 °C), tan được trong nước, methanol, ethanol và các dung môi khác.

Độ pH: 13.5.

Tính chất hóa học

Là một base mạnh: làm quỳ tím hóa xanh, dung dịch phenolphthalein hóa hồng.

Phản ứng với các acid tạo thành muối và nước:

NaOH(dd) + HCl(dd) → NaCl(dd) + H2O

Phản ứng với ocide acid: SO2, CO2,…

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

NaOH + SO2 → NaHSO3

Phản ứng với các acid hữu cơ tạo thành muối của nó và thủy phân este, peptit

Phản ứng với muối tạo thành base mới và muối mới (điều kiện: sau phản ứng phải tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi):

2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH)2↓

Tác dụng một số kim loại mà ocide, hydroxide của chúng có tính lưỡng tính (Al, Zn…):

2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑

2NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2↑

Tác dụng với hợp chất lưỡng tính:

NaOH + Al(OH)3 → NaAl(OH)4

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

Công Dụng Của Sodium hydroxide

Sodium hydroxide ở dạng rắn hoặc pha loãng trong dung dịch 50% thường được ứng dụng để sản xuất xà phòng, giấy, chất nổ, thuốc nhuộm và các sản phẩm dầu mỏ.

Ngoài ra, Sodium hydroxide cũng được tìm thấy trong xử lý vải bông, giặt và tẩy trắng, làm sạch và xử lý kim loại, phủ oxit, mạ điện, chiết xuất điện phân, trong chất tẩy rửa cống hay lò nướng.

Theo tổ chức FDA, Sodium hydroxide được xem là một thành phần được công nhận an toàn. Vì thế chất này được ứng dụng nhiều trong ngành mỹ phẩm.

Sodium hydroxide điều chỉnh độ pH hoặc được sử dụng như một chất độn trong sản phẩm mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân nhờ sự kết tủa, khả năng hút các phân tử nước từ môi trường xung quanh, khả năng hòa tan dầu mỡ, các chất béo và protein.

Ngoài những ứng dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, Sodium hydroxide được sử dụng trong những ngành công nghiệp khác như sản xuất bột giấy và giấy, dệt may, nước uống, xà phòng và chất tẩy rửa.

Ứng dụng của Sodium hydroxide trong mỹ phẩm

Nếu trước đây Sodium Hydroxide là nguyên liệu mỹ phẩm chủ yếu được dùng để tạo xà phòng thì hiện nay chất này có mặt trong hầu hết các công thức chế tạo sữa tắm, sản phẩm tẩy rửa, bột rắc chân, thuốc nhuộm tóc, đồ trang điểm, sản phẩm làm móng, các sản phẩm vệ sinh cá nhân, các sản phẩm làm thẳng hoặc xoăn tóc.

Từ xa xưa, Sodium Hydroxide đã được sử dụng trong công thức xà phòng nhưng hiện nay nó đang được tìm thấy trong một loạt các công thức như: Sữa tắm, sản phẩm làm sạch, nước hoa, bột khử mùi hôi chân, thuốc nhuộm tóc, trang điểm, sản phẩm làm móng, sản phẩm làm sạch cá nhân, dầu gội, cạo râu, thuốc làm rụng lông, sản phẩm chăm sóc da.

Chức năng chính của Sodium Hydroxide trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân là hình thành và giữ độ pH cho sản phẩm.

Trong hóa học, pH đề cập đến mức độ axit hoặc độ kiềm trong một dung dịch nhất định. Thang đo pH dao động từ 0 đến 14. Độ pH là 7 là trung tính. Độ pH nhỏ hơn 7 là axit. Độ pH lớn hơn 7 là kiềm.

Độ pH bình thường của da là hơi axit (thường là từ 4 đến 6). Tính axit này của da được gọi là lớp màng axit và được duy trì bởi hỗn hợp tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi và hệ thực vật da bình thường.

Lớp màng axit này gồm các axit amin / axit lactic và dầu giúp bảo vệ da hiệu quả khỏi các yếu tố môi trường (vi khuẩn, chất ô nhiễm) góp phần gây lão hóa và kích ứng sớm.

Độ pH của mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da rất quan trọng để duy trì làn da có độ pH bình thường. Mặt khác, nếu một sản phẩm quá axit nó có thể gây kích ứng da hoặc gây cảm giác châm chích.

Còn một sản phẩm quá kiềm sẽ gây bất lợi vì nó làm cạn kiệt những chất béo tự nhiên quan trọng (hay còn gọi là lipid) của làn da. Ngoài ra, lớp màng axit bị phá vỡ sẽ không cho phép các sản phẩm hấp thụ vào da.

Mặc dù các công thức điển hình chỉ nên chứa một lượng nhỏ natri hydroxit để điều chỉnh độ pH. Nhưng nếu một sản phẩm quá kiềm thì nó có thể phá hỏng làn da của bạn.

Trên thực tế, một nghiên cứu về các sản phẩm da cho thấy rằng sử dụng chất tẩy rửa có tính kiềm dù chỉ một lần đều có thể gây tổn hại đáng kể cho da. Theo FutureDerm, một chất tẩy rửa có tính kiềm làm phá vỡ lớp màng axit của da.

Do đó, điều này làm thay đổi thành phần vi khuẩn trên da và hoạt động của các enzyme ở các lớp trên của da. Và mức độ sẽ được tích lũy khi bạn sử dụng càng lâu thì càng gây hại cho làn da của bạn.

Xem thêm các nguyên liệu mỹ phẩm liên quan:
Allantoin Là Gì? Allontoin Có Tác Dụng Gì Trong Mỹ Phẩm
Butylene Glycol là gì trong mỹ phẩm

Ứng dụng khác của Sodium hydroxide

Sodium hydroxide trong mỹ phẩm là chất gì? 6
Sodium hydroxide trong mỹ phẩm là chất gì? Ứng dụng

Sản phẩm làm sạch và khử trùng

Sodium hydroxide được sử dụng để sản xuất xà phòng và nhiều loại chất tẩy rửa được dùng trong gia đình. Thuốc tẩy Clo được sản xuất bằng cách kết hợp Clo và Sodium hydroxide. Chất tẩy rửa cống có chứa Sodium hydroxide chuyển đổi chất béo và dầu mỡ thành xà phòng, hòa tan trong nước.

Dược phẩm và thuốc

Sodium hydroxide được sử dụng để sản xuất nhiều loại thuốc và dược phẩm, từ thuốc giảm đau thông thường như Aspirin, thuốc chống đông máu đến thuốc giảm Cholesterol.

Năng lượng

Sodium hydroxide được sử dụng trong sản xuất pin nhiên liệu, nhựa epoxy trong tuabin gió.

Xử lý nước

Sodium hydroxide được dùng để kiểm soát độ chua của nước và giúp loại bỏ các kim loại nặng khỏi nước. Natri hypoclorit, một chất khử trùng nước cũng được sản xuất từ Sodium hydroxide.

Sản xuất thực phẩm

Sodium hydroxide được ứng dụng trong chế biến thực phẩm, chẳng hạn tạo màu nâu và độ giòn của bánh quy. Chất này cũng được sử dụng để loại bỏ vỏ của cà chua, khoai tây và các loại trái cây và rau quả khác để đóng hộp. Sodium hydroxide cũng là một thành phần trong chất bảo quản thực phẩm giúp ngăn ngừa nấm mốc và vi khuẩn phát triển.

Sản phẩm gỗ và giấy

Việc xử lý bằng dung dịch chứa Natri sunfua và Sodium hydroxide trong quy trình sản xuất giấy, gỗ giúp hòa tan hầu hết các vật liệu thừa trong gỗ, để lại cellulose tương đối tinh khiết được dùng làm nguyên liệu tạo thành giấy. Trong quy trình tái chế giấy, Sodium hydroxide được sử dụng để tách mực khỏi các sợi giấy, cho phép các sợi giấy được tái sử dụng một lần nữa.

Sodium hydroxide cũng được sử dụng để tinh chế nguyên liệu thô cho các sản phẩm gỗ như tủ và đồ nội thất cũng như tẩy và làm sạch gỗ.

Chế biến quặng nhôm

Từ các khoáng chất có trong tự nhiên, Sodium hydroxide được sử dụng để chiết xuất Alumina với mục đích sản xuất nhôm và nhiều loại sản phẩm bao gồm giấy bạc, lon, đồ dùng nhà bếp, thùng bia và các bộ phận máy bay.

Trong các ứng dụng sản xuất công nghiệp khác

Sodium hydroxide được sử dụng để sản xuất vải rayon, vải thun, chất nổ, nhựa epoxy, sơn, thủy tinh và gốm sứ, thuốc nhuộm, xử lý vải bông, giặt và tẩy trắng, làm sạch và xử lý kim loại, phủ oxit, mạ điện và chiết xuất điện phân.

Sodium hydroxide có an toàn không?

Theo Cơ sở dữ liệu Mỹ phẩm (the Cosmetics Database), Sodium Hydroxide là một thành phần không gây nhiều nguy hiểm.

Nhưng hợp chất này vẫn được xem là “một chất có khả năng gây độc hoặc gây hại”, rất nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy não bộ, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa của động vật đều có phản ứng với Sodium Hydroxide ở liều lượng thấp.

Dù có liên quan đến bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư thực quản nhưng Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho thấy “Sodium Hydroxide không phải là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư, những trường hợp tiếp xúc sau 15 đến 40 năm, hầu hết gây ra sự ăn mòn dẫn đến sự phá hủy mô và hình thành sẹo.”

Khi sử dụng trong gia công mỹ phẩm, Sodium Hydroxide được xem là có tính kích thích khá mạnh. Các nghiên cứu của Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp của Mỹ (CDC) chỉ ra rằng Sodium Hydroxide gây “kích ứng mắt, da, niêm mạc; bỏng da, làm rát mắt; gây rụng tóc”.

CDC khuyến cáo tránh để da, mắt tiếp xúc trực tiếp với Sodium Hydroxide, sẽ gây ra cảm giác rát và đau khoảng chừng 3 phút. Tuy nhiên nếu là hỗn hợp pha loãng, dù tiếp xúc nhiều giờ, vẫn không xảy ra triệu chứng gì.

Đối với mắt, có thể gây cảm giác rát và khó chịu, trường hợp nghiêm trọng dẫn tới mờ mắt hoặc mù mắt.” Với dung dịch loãng 12%, Sodium Hydroxide có thể phá huỷ tế bào da khỏe mạnh trong vòng một giờ. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc chủ yếu vào nồng độ pH, thời gian tiếp xúc, cũng như từng loại da khác nhau.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) công nhận Sodium Hydroxide là hợp chất an toàn khi sử dụng như một phụ gia thực phẩm.

Trong mỹ phẩm, nó chỉ chủ yếu được sử dụng trong chất tẩy rửa, chất lột da hóa học, trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân với các nồng độ khác nhau: nồng độ 5% dùng để tẩy da chết ở móng tay, móng chân, với nồng độ 2% được sử dụng để duỗi tóc thông thường, 4,5% dành cho duỗi tóc chuyên nghiệp.

Tổ chức đánh giá độc lập EWG chấm điểm an toàn của Sodium Hydroxide là 3/10 (10 là mức nguy hiểm cao nhất).

Cách Dùng Sodium hydroxide

Sodium hydroxide được pha vào nước nóng tạo thành dung dịch NaOH tẩy sạch thiết bị công nghệ, bể chứa, ống xả thải dưới bồn rửa và cống xả, thoát nước…

Chất này còn được sử dụng trong gia đình như một loại hóa chất thông cống bị tắc, thường ở dạng bột hoặc gel lỏng đậm đặc.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Sodium hydroxide

Dựa trên các trường hợp bị ngộ độc ở người, có thể kết luận rằng một liều 10 gam qua đường uống có thể gây tử vong.

Sodium hydroxide có tính ăn mòn đối với tất cả các mô. Do đó, uống Sodium hydroxide sẽ gây hoại tử mô nghiêm trọng, thường dẫn đến tử vong, đặc biệt là trẻ em. Chất này tiếp xúc với da có thể bị viêm da tiếp xúc, rụng tóc, hoại tử do kích ứng nghiêm trọng.

Theo báo cáo về các trường hợp ở người, tỷ lệ mắc ung thư biểu mô thực quản sau khi nhiễm độc nặng với Sodium hydroxide gia tăng.

Trong các nghiên cứu trên động vật, sự tiếp xúc lâu dài của da với chất này dẫn đến sự thay đổi độ pH trên da gây ra sự phát triển của các khối u, dẫn đến kích ứng mô nghiêm trọng và tăng trưởng tế bào thay thế.

Sodium hydroxide còn gây đột biến cho tế bào xôma của động vật có vú, gây tổn thương các cơ quan như niêm mạc, đường hô hấp trên, MSDS ở da, mắt.

0909354839